Bạn đã biết chứng chỉ tiền gửi Sacombank chưa? Điều kiện và thủ tục mở

Bạn đã biết chứng chỉ tiền gửi Sacombank chưa? Điều kiện và thủ tục mở

Bạn đã biết chứng chỉ tiền gửi Sacombank chưa? Điều kiện và thủ tục mở

Đối với những ai hay theo dõi thông tin về thị trường tài chính – ngân hàng có lẽ không còn quá xa lạ với cụm từ “chứng chỉ tiền gửi sacombank”. Được biết, những khách hàng sở hữu chứng chỉ tiền gửi sacombank sẽ có rất nhiều những ưu đãi và độc quyền còn hơn cả việc gửi tiết kiệm. Vậy cụ thể những quyền lợi đó là gì? Các thủ tục và điều kiện như thế nào để có được chứng chỉ này? Hãy cùng mydichvu tìm hiểu thêm nhé!

Bạn đã biết chứng chỉ tiền gửi Sacombank chưa? Điều kiện và thủ tục mở
Bạn đã biết chứng chỉ tiền gửi Sacombank chưa? Điều kiện và thủ tục mở

Chứng chỉ tiền gửi Sacombank là gì?

Chứng chỉ tiền gửi Sacombank là loại giấy có giá trị được ngân hàng Sacombank phát hành với mục đích huy động vốn từ các tổ chức cá nhân khác trong một khoảng thời gian nhất định.

Khách hàng sở hữu chứng chỉ tiền gửi sacombank này sẽ được hưởng lãi suất và được quyền cho, tặng và chuyển nhượng theo quy định của pháp luật và tổ chức phát hành. Bên cạnh đó, lãi suất chứng chỉ tiền gửi của Sacombank hiện nay là 8,5%/năm với kỳ hạn 5 năm. Đây thực sự là lựa chọn tuyệt vời với các khách hàng đang có khoản tiền nhàn rỗi.

Quyền lợi của chứng chỉ tiền gửi Sacombank

Quyền lợi của chứng chỉ tiền gửi Sacombank được tính như sau:

1. Lãi suất

Năm đầu tiên: Bằng lãi suất huy động bình quân kỳ hạn 12 tháng lãnh lãi cuối kỳ của Khách hàng cá nhân được niêm yết trên Website của 4 Ngân hàng có vốn Nhà nước gồm: Ngân hàng Ngoại thương; Ngân hàng Công thương; Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, tại ngày 03/08/2017 cộng với biên độ 1,8% năm.

Cụ thể: Lãi suất năm đầu tiên là 8,5%năm. Các năm tiếp theo: Lãi suất được điều chỉnh định kỳ mỗi năm một lần theo công thức sau:

Lãi suất = Lãi suất huy động bình quân kỳ hạn 12 tháng lãnh lãi cuối kỳ + Biên độ 1,8% năm.

Trường hợp ngày điều chỉnh lãi suất hàng năm của chứng chỉ sacomabnk hoặc ngày 03/08 trùng với ngày nghỉ, lễ theo quy định thì lãi suất sẽ được tính toán và điều chỉnh vào ngày làm việc liền kề trước ngày nghỉ, lễ năm đó.

2. Đề nghị thanh toán trước hạn chứng chỉ tiền gửi của khách hàng sẽ được thực hiện theo quy định của ngân hàng tại thời điểm nhận được đề nghị thanh toán của khách hàng.

3. Chứng chỉ này được tự do chuyển nhượng dưới các hình thức: Mua, bán, cho tặng, trao đổi hoặc thừa kế theo quy định ngân hàng và theo luật định.

4. Khách hàng được vay cầm cố chứng chỉ tiền gửi với lãi suất vay cầm cố ưu đãi hơn so với các hình thức gửi tiền khác tại Sacombank. Việc vay cầm cố chứng chỉ tiền gửi thực hiện theo quy định của Sacombank tại thời điểm vay vốn.

5. Chứng chỉ sacombank không tự động tái tục vốn và lãi. Đến ngày đáo hạn, nếu khách hàng không đến tất toán, Sacombank tự động chuyển toàn bộ vốn gốc và lãi sang tài khoản chờ thanh toán, khách hàng được hưởng lãi suất không kỳ hạn trên số vốn gốc kể từ ngày đáo hạn cho đến ngày khách hàng lên rút vốn lãi.

6. Chứng chỉ tiền gửi do Sacombank phát hành có giá trị thanh toán trong toàn hệ thống Sacombank tại Việt Nam

Tại sao nên tham gia chứng chỉ tiền gửi Sacombank

Bạn đã biết chứng chỉ tiền gửi Sacombank chưa? Điều kiện và thủ tục mở
Bạn đã biết chứng chỉ tiền gửi Sacombank chưa? Điều kiện và thủ tục mở

Với những khách hàng có khoản tiền nhàn rỗi nên tham gia chứng chỉ sacombank bởi những lợi ích cực khủng sau:

Lãi suất ưu đãi cao

Một lãnh đạo của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) cho rằng người có tiền nhàn rỗi 50 – 100 triệu đồng mua chứng chỉ tiền gửi sẽ lợi hơn gửi tiết kiệm. Với số tiền này, nếu gửi tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng rồi tiếp tục gửi trong 5 năm thì mỗi năm chỉ hưởng được lãi suất khoảng 6,5% – 7% còn mua chứng chỉ tiền gửi kỳ hạn 5 năm thì được hưởng lãi suất 8,5%/năm.

Thanh khoản

Về lý thuyết, khách hàng mua chứng chỉ này không được thanh toán trước hạn. Nếu phát sinh nhu cầu về vốn mà giấy tờ có giá chưa đến hạn, người mua chỉ có thể “cầm cố” giấy tờ này để vay vốn và tất nhiên, lãi suất cho vay sẽ cao hơn lãi suất mà ngân hàng trả cho người mua.

Nhưng đối với chứng chỉ hiện nay, khách hàng có quyền rút trước hạn và được hưởng lãi suất không kỳ hạn. Hình thức này cũng tương đương với việc khách hàng tất toán sổ tiết kiệm trước hạn. Hai hình thức này được xem là có tính thanh khoản tương đương nhau.

Ưu đãi

Từ ngày 16/04/2019, Sacombank phát hành chứng chỉ tiền gửi trên toàn hệ thống dành cho khách hàng cá nhân và tổ chức. Theo đó, khách hàng mua chứng chỉ tiền gửi dài hạn có ghi danh mệnh giá tối thiểu 1 triệu đồng, thời hạn 7 năm (84 tháng) sẽ được nhận mức lãi suất cực kỳ hấp dẫn 8,6%/năm.

Ngoài ra, khách hàng còn được nhận nhiều ưu đãi như được thanh toán trước hạn, được chuyển nhượng Chứng chỉ tiền gửi bất cứ lúc nào và được hưởng lãi suất ưu đãi khi có nhu cầu vay cầm cố Chứng chỉ tiền gửi.

Với việc phát hành chứng chỉ tiền gửi, Sacombank mong muốn đa dạng hóa sản phẩm, tạo ra kênh đầu tư an toàn, ổn định và hấp dẫn dành cho khách hàng cá nhân hoặc tổ chức có nguồn tiền nhàn rỗi lớn, mong muốn sử dụng vốn của mình một cách hợp lý và tối ưu hóa giá trị.

Điều kiện và thủ tục mở chứng chỉ tiền gửi Sacombank

Điều kiện

  • Cá nhân từ 18 tuổi mang quốc tịch Việt Nam hoặc người nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam có xác định cư trú hợp lệ.

Thủ tục

Khi giao dịch, khách hàng phải:

  • Xuất trình CCTG, CMND/CCCD/hộ chiếu còn hiệu lực
  • Ký tên đúng chữ ký mẫu đã đăng ký và thực hiện theo các biểu mẫu của Sacombank

Những lưu ý cần nắm về chứng chỉ tiền gửi Sacombank

  • Chứng chỉ tiền gửi không được rút trước kỳ hạn (trong khi gửi tiết kiệm ngân hàng được rút trước và nhận lãi suất không kỳ hạn).
  • Sự tự do chuyển nhượng hay cầm cố để vay vốn từ ngân hàng không phải lúc nào cũng thuận lợi.
  • Thực tế tại các ngân hàng, giao dịch mua bán khá ít và không phải ai cũng tiếp cận được người có nhu cầu mua chứng chỉ tiền gửi. Nếu cầm cố, mức chênh lệch lãi suất sẽ khá cao.
  • Bên cạnh đó, cần lưu ý rằng lãi suất của chứng chỉ tiền gửi và kỳ phiếu chỉ cố định trong năm đầu tiên, những năm sau sẽ được thả nổi và thường neo theo lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 1 năm.

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho đọc giả nhiều thông tin hữu ích về chứng chỉ tiền gửi sacombank!

Có thể xem thêm: Tất tần tật thông tin về dịch vụ SMS Banking Agribank có thể bạn chưa biết

Tổng hợp những hình thức vay vốn ngân hàng Agribank có thể bạn chưa biết

Share this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *