Giữa thẻ tín dụng nội địa và thẻ tín dụng quốc tế khách hàng nên làm thẻ nào

Giữa thẻ tín dụng nội địa và thẻ tín dụng quốc tế khách hàng nên làm thẻ nào

Giữa thẻ tín dụng nội địa và thẻ tín dụng quốc tế khách hàng nên làm thẻ nào

Hiện nay khi mở thẻ tín dụng, bạn có thể lựa chọn thẻ tín dụng nội địa hoặc thẻ tín dụng quốc tế. Vậy giữa hai loại thẻ này nên lựa chọn loại nào thì tốt nhất. Hãy cùng tìm hiểu trong nội dung bài viết dưới đây.

Thẻ tín dụng nội địa là gì?

Giữa thẻ tín dụng nội địa và thẻ tín dụng quốc tế khách hàng nên làm thẻ nào
Giữa thẻ tín dụng nội địa và thẻ tín dụng quốc tế khách hàng nên làm thẻ nào

Thẻ tín dụng nội địa là thẻ được ngân hàng phát hành, cho phép khách hàng có thể thanh toán ở phạm vi trong nước. Tùy vào khả năng tài chính và hồ sơ đăng ký của chủ thẻ mà ngân hàng sẽ cấp một hạn mức phù hợp. Chủ thẻ chỉ được sử dụng trong hạn mức cho phép, đến kỳ hạn phải thanh toán đầy đủ lại số tiền đã chi tiêu lại cho ngân hàng.

Hiện nay, tại Việt Nam có 7 ngân hàng thương mại gồm VietinBank, ACB, Sacombank, Viet Capital Bank, Baoviet Bank, HDBank và Vietbank liên kết cùng Napas (Công ty CP Thanh toán quốc gia VN) để phát hành thẻ tín dụng nội địa.

Ưu điểm

  • Điều kiện làm thẻ đơn giản. Thường các ngân hàng cho phép công dân Việt Nam trên 18 tuổi có tài sản đảm bảo hoặc thu nhập trên 5 triệu đồng là có thể làm được. Một số ngân hàng cho phép đăng kí thẻ tín dụng visa không cần chứng minh thu nhập.
  • Hạn mức rút từ 50% hạn mức trở lên, thậm chí ngân hàng cho phép rút tiền mặt từ thẻ tín dụng nội địa lên đến 100%.
  • Rút tiền mặt miễn phí ở tất cả máy ATM của ngân hàng phát hành thẻ. Phí rút tiền mặt ở ngân hàng khác khoảng 3.000đ.
  • Hưởng nhiều ưu đãi dành riêng cho thẻ tín dụng nội địa và thẻ ngân hàng đó nói chung.
  • Hưởng 45 ngày miễn lãi.
  • Lãi suất thẻ tín dụng hấp dẫn.

Nhược điểm

Với thẻ tín dụng nội địa, mọi chi phí của bạn sẽ được tối ưu. Bên cạnh ưu điểm thì nhược điểm của thẻ tín dụng này là:

  • Hạn mức tín dụng không quá cao. Điển hình như Sacombank và ACB đều có hạn mức tối đa 200 triệu đồng cho thẻ tín dụng nội địa.
  • Không thanh toán khi mua hàng tại nước ngoài hoặc trên các trang thương mại điện tử nước ngoài được.

Thẻ tín dụng nội địa rất phù hợp cho những bạn trẻ. Các bạn có thể sử dụng thẻ tín dụng này để tập thói quen sử dụng dịch vụ ngân hàng, tạo nên một lịch sử hoạt động tốt làm bàn đạp mở những thẻ tín dụng với hạn mức khổng lồ hơn.

Thẻ tín dụng quốc tế là gì?

Thẻ tín dụng quốc tế là loại thẻ được chấp nhận thanh toán ở nhiều nơi trên thế giới. Bạn có thể sử dụng thẻ quốc tế để thanh toán các chi phí mua sắm tại trung tâm thương mại, cửa hàng… tại tất cả các quốc gia hoặc thông qua các trang web thương mại điện tử nước ngoài như Alibaba, Amazon quốc tế…

Thẻ tín dụng quốc tế thường có biểu tượng của các thương hiệu như MasterCard hay Visa, phía dưới có số thẻ tín dụng được in nổi trên mặt trước của thẻ. Đây là điểm nhận dạng thẻ dễ nhất bằng mắt thường

Ưu điểm

Đúng vậy, ưu điểm lớn nhất của thẻ tín dụng quốc tế là khả năng thanh toán bằng ngoại tệ. Ngoài ra, còn rất nhiều lợi ích khác khiến thẻ tín dụng quốc tế là ưu tiên của nhiều người như:

  • Độ bảo mật cao và an toàn.
  • Hạn mức tín dụng khổng lồ. Các ngân hàng thường phát hành nhiều loại thẻ tín dụng với hạn mức tối đa khác nhau để đáp ứng nhu cầu của từng đối tượng. Thậm chí, ngân hàng Sacombank còn có thẻ Visa Infinite không giới hạn hạn mức.
  • Ưu đãi, khuyến mãi khi mua sắm, du lịch,… thanh toán bằng thẻ tín dụng quốc tế cực kỳ hấp dẫn. Đây là một trong những yếu tố giúp khách hàng quyết định chọn làm thẻ tín dụng quốc tế hơn thẻ nội địa. Đặc biệt, chương trình tích điểm đổi quà của các ngân hàng rất khách hàng hưởng ứng nhiệt tình.
  • Thanh toán quốc tế qua Visa/Mastercard/JCB. Bạn có thể thanh toán, rút tiền mặt ở tất cả cây ATM trên toàn thế giới.
  • Một số ngân hàng còn theo đuổi chính sách thẻ tín dụng visa miễn phí giao dịch ngoại tệ.
  • Thời hạn miễn lãi 45-55 ngày.

Các ngân hàng rất tập trung phát triển dịch vụ cho thẻ tín dụng quốc tế. Sở hữu thẻ tín dụng quốc tế bạn sẽ được nhân lên lợi ích nhiều lần so với thẻ tín dụng nội địa.

Nhược điểm

  • Điều kiện làm thẻ khó đáp ứng. Thường bạn phải trên 22 tuổi và lương tối thiểu phải cao mới có thể làm thẻ này.
  • Các loại chi phí cao, phí rút tiền mặt được tính khoảng 4% cho một giao dịch.

Nếu bạn có thu nhập trên 8 triệu và tài sản bảo đảm thì khả năng làm thẻ tín dụng Visa/Mastercard/JCB với hạn mức ban đầu vừa phải là rất cao. Loại thẻ này thích hợp cho những bạn hay đi công tác, du lịch nước ngoài.

Như vậy, với ưu điểm nói trên thì thẻ tín dụng nội địa hay thẻ tín dụng quốc tế đều nhắm tới phân khúc khách hàng rõ rệt. Hãy cân nhắc thật kỹ nhu cầu của bạn trước khi làm. Nếu dự định 1-2 năm sắp tới sẽ không ra nước ngoài thì hãy làm thẻ tín dụng nội địa. Cố gắng trở thành người “nợ tốt” để mở được những chiếc thẻ tín dụng hấp dẫn hơn.

So sánh thẻ tín dụng nội địa và thẻ tín dụng quốc tế

Giữa thẻ tín dụng nội địa và thẻ tín dụng quốc tế khách hàng nên làm thẻ nào
Giữa thẻ tín dụng nội địa và thẻ tín dụng quốc tế khách hàng nên làm thẻ nào

Giống nhau:

  • Đây đều là thẻ tín dụng có chức năng là chi tiêu trước, trả tiền sau.
  • Đây là thẻ do ngân hàng phát hành cho phép người dùng thanh toán, chi tiêu không cần tiền mặt.
  • Có thể dùng thẻ tín dụng quốc tế và nội địa để rút tiền mặt. Tuy nhiên mức phí rút tiền thường rất cao.

Khác nhau:

Thẻ tín dụng quốc tế Thẻ tín dụng nội địa
Chỉ thanh toán trong nước. Bởi Napas là thương hiệu trung gian trong thanh toán. Thanh toán cả trong và ngoài nước bởi liên kết với nhiều thương hiệu khác nhau như Visa/mastercard/JCB/Unionpay
Ít chương trình ưu đãi, hoàn tiền khi khách hàng sử dụng thẻ tín dụng nội địa Có nhiều chương trình ưu đãi, khuyến mãi, hoàn tiền khi mua sắm, du lịch,… khi thanh toán bằng thẻ tín dụng quốc tế.
Hạn mức thẻ không quá cao, từ 10 triệu trở lên Hạn mức khổng lồ lên tới cả tỷ đồng
Độ tuổi mở thẻ từ 18 tuổi trở lên và có tài sản đảm bảo hoặc thu nhập trên 5 triệu là có thể mở thẻ Trên 22 tuổi và có thu nhập cao mới có thể sở hữu thẻ quốc tế
Phí rút tiền tại ATM ngoại mạng thấp hơn, từ 1 – 2% (tối thiểu 10.000đ/lần rút) Với thẻ quốc tế phí rút tiền sẽ là 3 – 4%/rút

Xem thêm:

Tất tần tật các loại thẻ Agribank có thể bạn chưa biết, có nên làm thẻ Agribank?

Thẻ Agribank gắn chip là gì? Bạn có nên sử dụng thẻ Agribank gắn chip không?

Nên làm thẻ tín dụng nội địa hay thẻ tín dụng quốc tế

Đây là thắc mắc của không ít người dùng khi có nhu cầu mở thẻ tín dụng. Theo đó, tùy vào từng nhu cầu sử dụng mà bạn có thể lựa chọn loại thẻ sao cho phù hợp.

Khi nào nên làm thẻ tín dụng nội địa

Thẻ tín dụng nội địa thường chỉ được sử dụng ở trong nước. Do vậy nếu bạn không có nhu cầu đi nước ngoài thì nên lựa chọn loại thẻ này để mở bởi điều kiện mở tương đối đơn giản, mức phí thấp phù hợp cho sinh viên, nhân viên văn phòng, hộ kinh doanh cá thể… những người có mức thu nhập thấp/trung bình.

Nên mở thẻ tín dụng quốc tế khi nào

Những người thường xuyên phải đi công tác nước ngoài hay du lịch, làm ăn lớn thì có thể cân nhắc lựa chọn thẻ tín dụng quốc tế để có hạn mức cao, giúp bạn thoải mái trong chi tiêu.

Như vậy với những chia sẻ trên sẽ giúp bạn có thể phân tích là lựa chọn cho mình một chiếc thẻ tín dụng phù hợp với nhu cầu của bản thân.

Share this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *