Thẻ tín dụng phụ là gì? Điều kiện, thủ tục mở thẻ tín dụng phụ như thế nào?

thẻ tín dụng phụ

Thẻ tín dụng phụ là gì? Điều kiện, thủ tục mở thẻ tín dụng phụ như thế nào?

Hiện nay, việc sử dụng thẻ tín dụng để thanh toán trong các hoạt động chi tiêu, mua sắm không còn là xa lạ. Khách hàng khi mở thẻ tín dụng tại các ngân hàng trên toàn quốc nếu có nhu cầu sử dụng còn có thể được mở thêm 1 – 2 thẻ phụ. Vậy thẻ tín dụng phụ là gì? Điều kiện, thủ tục mở thẻ tín dụng phụ như thế nào?… Tất cả những thông tin trên đây sẽ được My dịch vụ tổng hợp và giải đáp trong bài viết dưới đây.

Thẻ tín dụng phụ là gì?

 

Thẻ tín dụng phụ
Thẻ tín dụng phụ

Thẻ tín dụng phụ là thẻ do chủ thẻ chính đăng ký tại ngân hàng để phát hành cho người thân sử dụng, thẻ được sử dụng chung hạn mức cùng với thẻ chính.

Có nghĩa là, thẻ tín dụng này được mở sau thẻ chính và người sử dụng thẻ này sẽ phải chịu sự kiểm soát của thẻ chính hoàn toàn.

Mục đích chính của việc mở thẻ tín dụng phụ là để mở rộng số lượng người được sử dụng chung hạn mức tín dụng, thay vì việc chỉ có một mình thì chủ thẻ sẽ có thêm người thân của mình được dùng chẳng hạn như vợ hoặc con.

Dưới đây là một số tiện ích mà thẻ tín dụng này đem lại cho khách hàng sử dụng thẻ, như:

  • Bạn không cần phải chứng minh thu nhập, thẻ này sẽ được mở theo thu nhập của thẻ chính.
  • Khách hàng có thể được hưởng đầy đủ các lợi ích như khi sử dụng thẻ tín dụng chính.
  • Nhiều ngân hàng miễn phí thường niên khi khách hàng mở thẻ phụ. Hoặc phí chỉ bằng một nửa so với việc mở thẻ chính.

Điều kiện và thủ tục mở thẻ tín dụng phụ

Điều kiện mở thẻ

Thực hiện đăng ký thẻ phụ khá đơn giản bởi hầu hết chủ thẻ phụ không cần chứng minh thu nhập với ngân hàng hoặc công ty tài chính mà chỉ cần đáp ứng đủ các điều kiện dưới đây:

  • Độ tuổi từ 15 trở lên
  • Giữa khách hàng và chủ sở hữu thẻ có mối quan hệ thân nhân chẳng hạn như vợ, con hoặc bố mẹ…
  • Số lượng thẻ tín dụng phụ sẽ được mở kèm thẻ chính từ 1 đến 2 thẻ. Tuy nhiên, có ngân hàng, công ty tài chính cho phép nhiều hơn.

Các giấy tờ cần thiết để thực hiện thủ tục khi mở loại thẻ tín dụng này:

  • Bản đăng ký mở thẻ phụ (theo mẫu);
  • Chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân
  • Hộ khẩu ( để chứng minh quan hệ giữa chủ thẻ chính và chủ thẻ phụ).

Cách mở thẻ tín dụng phụ

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ hợp lệ nêu trên, bạn có thể tiến hành việc mở thẻ tín dụng phụ với 2 cách đơn giản như sau đây:

Cách 1: Đến trực tiếp tại quầy giao dịch của ngân hàng để thực hiện

Bước 1: Mang theo các giấy tờ cần thiết như CMND/CCCD, Hộ khẩu đến tại chi nhánh/phòng giao dịch của ngân hàng để yêu cầu mở thẻ.

Bước 2: Lấy mẫu đơn đăng ký thẻ tín dụng và sau đó điền đầy đủ thông tin theo như mẫu của ngân hàng

Bước 3: Hoàn tất đăng ký thẻ trong mẫu đơn đăng ký thẻ tín dụng chính

Cách 2: Mở thẻ trực tuyến online

Bước 1: Đăng nhập vào ứng dụng VPBank Online. Chọn Tiện ích/Dịch vụ thẻ/Đăng ký mở thẻ phụ

Bước 2: Điền đầy đủ các thông tin đăng ký cho thẻ phụ

Bước 3: Kiểm tra lại thông tin và thực hiện xác nhận

Bước 4: Nhập mã xác thực(OTP) đã được gửi tới điện thoại để hoàn tất việc đăng ký

Bước 5: Sau khi chủ thẻ phụ đã xác nhận thẻ thành công. Chủ thẻ chính đăng nhập ứng dụng VPBank Online để tiến hành kích hoạt thẻ phụ

Hiện nay, có một số ngân hàng hỗ trợ các khách hàng mở thẻ tín dụng phụ online ví dụ như ngân hàng VPBank… nhanh chóng và vô cùng tiện lợi giúp người dùng có thể tiết kiệm một cách tối đa thời gian đi lại giao dịch.

Tham khảo thêm:

Sử dụng Mobile Banking SHB – khách hàng dễ dàng thanh toán mọi hóa đơn

Hạn mức thẻ tín dụng phụ

thẻ tín dụng phụ
Thẻ tín dụng phụ

Hạn mức của thẻ tín dụng phụ là ngang bằng với thẻ chính. Chẳng hạn như, hạn mức tín dụng thẻ chính của khách hàng là 50 triệu đồng, nếu thực hiện phát hành thêm 1 thẻ phụ cho vợ thì hạn mức vẫn sẽ là 50 triệu cho 2 thẻ.

Tuy nhiên, khi bạn đưa thẻ cho người thân sử dụng thì bạn nên đặt hạn mức chi tiêu, bởi thẻ tín dụng phụ chưa có khả năng để quản lý chi tiêu của mình, điều này có thể dẫn đến tình trạng người dùng thẻ phụ “vung tay quá trán” và chi tiêu vượt mức tín dụng cố định, điều này có thể khiến cho chủ thẻ chính dễ bi rơi vào hoàn cảnh “mắc nợ”, hoặc thậm chí có thể phải chịu phí phạt và lãi suất cao vì không thể trả đủ và đúng hạn cho phía ngân hàng.

Vậy nên, khi mở thẻ tín dụng phụ thì bạn có thể yêu cầu phía ngân hàng kiểm soát thẻ phụ bằng việc đặt hạn mức chi tiêu cho thẻ. Việc này giúp bạn có thể dễ dàng kiểm soát thẻ phụ một cách chặt chẽ hơn trong vấn đề chi tiêu và không làm ảnh hưởng đến việc chi trả về sau.

Ví dụ: Khi bạn mở thẻ tín dụng phụ, bạn chỉ nên cho phép thẻ phụ chi tiêu tối đa là 10 triệu VNĐ/tháng. Khi bạn chi tiêu hết hạn mức đó, bạn sẽ không được phép chi tiêu thêm.

Sau khi thực hiện mở thẻ tín dụng phụ, khách hàng cũng sẽ phải chịu một số khoản phụ phí giống như thẻ chính chẳng hạn như phí phát hành, phí ứng trước tiền mặt (trên mỗi giao dịch),phí thường niên, …Ngoài ra, đối với từng ngân hàng sẽ có những quy định khác về phí đối với thẻ phụ và bạn có thể tìm hiểu thêm tại trang website của các ngân hàng.

Do là thẻ tín dụng phụ, nên phí phát hành và phí thường niên trên thẻ cũng sẽ thấp hơn khá nhiều so với thẻ chính. M ức phí này thông thường sẽ chỉ dao động từ 30.000 VND – 500.000 VND.

Khi khách hàng thực hiện mở thẻ tín dụng phụ, có thể thực hiện việc thanh toán tiền trả góp một cách dễ dàng khi mua hàng với lãi suất 0%, bên cạnh đó, cũng có các chương trình ưu đãi ví dụ như hoàn tiền mọi chi tiêu, rút tiền mặt, tích điểm đổi quà …

Những lưu ý khi mở thẻ tín dụng phụ

Khi đã thực hiện mở thẻ tín dụng phụ, khách hàng sử dụng thẻ tín dụng phụ cần lưu ý một số vấn đề như sau đây:

  • Rủi ro thông tin cũng có thể xảy ra nếu phía chủ thẻ không hiểu rõ được tầm quan trọng của việc bảo mật thông tin, do đé bạn nên hướng dẫn cách sử dụng an toàn và bảo mật thông tin cho người dùng thẻ phụ.
  • Hãy nhắc nhở chủ thẻ phụ về việc chi tiêu thông minh thường xuyên và có kiểm soát, hạn chế việc rút tiền mặt bằng thẻ tín dụng.

Tham khảo thêm:

Giữa thẻ tín dụng nội địa và thẻ tín dụng quốc tế khách hàng nên làm thẻ nào

Share this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *