Thẻ ghi nợ là gì? Bạn có phân biệt được thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng không?

thẻ ghi nợ

Thẻ ghi nợ là gì? Bạn có phân biệt được thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng không?

Thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ đều được xem là các phương thức thanh toán mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng, một trong số đó là tiện ích có thể thay thế tiền mặt đang được sử dụng phổ biến hiện nay bởi nhiều khách hàng đến từ nhiều ngân hàng khác nhau trên thị trường. Tuy nhiên, không ít người vẫn còn nhầm lẫn về đặc điểm của hai loại thẻ này. Vậy thẻ ghi nợ là gì ? bạn có phân biệt được thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng hay không ? Hãy cùng My dịch vụ phân biệt hai loại thẻ này trong bài viết dưới đây nhé!

thẻ ghi nợ
Thẻ ghi nợ

Theo khoản 2, 3 Điều 3 Thông tư số 19/2016/TT-NHNN quy định về thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ thì thẻ tín dụng được hiểu là:

“3. Thẻ tín dụng (credit card) là thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch thẻ trong phạm vi hạn mức tín dụng đã được cấp theo thỏa thuận với tổ chức phát hành thẻ.”

Theo đó, thẻ tín dụng (credit card) là loại thẻ cho phép khách hàng tiến hành thanh toán mà không cần phải có tiền trong thẻ. Hay đây chính là một hình thức vay tiền từ phía ngân hàng để thực hiện thanh toán trước và tới kỳ hạn thanh toán thì phía chủ thẻ phải trả tiền lại đầy đủ cho phía ngân hàng.

Hiện nay, có hai loại thẻ tín dụng đó là:

  • Thẻ tín dụng nội địa: Là loại thẻ chỉ có thể sử dụng cho việc thanh toán trong nước.
  • Thẻ tín dụng quốc tế: Là loại thẻ tín dụng có thể thanh toán cả trong và ngoài nước trực tiếp mà không cần thiết phải quy đổi tiền mặt.

Thẻ tín dụng giúp khách hàng có thể thực hiện việc thanh toán thuận tiện và dễ dàng thanh toán các hóa đơn mua sắm tại siêu thị, thông qua website tích hợp phương thức thanh toán online , thanh toán hóa điện nước, học phí, … hoặc đặt vé máy bay.Bạn cũng có thể sử dụng thẻ tín dụng để tiến hành mua hàng trực tuyến, thanh toán các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ tại các cửa hàng, đại lý, nhà hàng, khách sạn ó chấp nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng, hoặc thực hiện rút tiền mặt từ cây ATM và sau đó trả lại số tiền sau một khoảng thời gian nhất định.

Bạn sẽ được chi tiêu trước với một hạn mức tín dụng mà ngân hàng đã phê duyệt , sau đó bạn cần phải thanh toán lại tổng số tiền đã chi tiêu đúng hạn cho phía ngân hàng.

Tham khảo thêm:

Giải đáp thắc mắc cho bạn đọc: Chuyển khoản nhầm có lấy lại được không?

Lãi suất liên ngân hàng là gì? Cách tính lãi suất liên ngân hàng chính xác nhất

Thẻ ghi nợ là gì?

Thẻ ghi nợ (debit card) hiểu đơn giản là thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch thẻ trong phạm vi số lượng tiền và hạn mức thấu chi (nếu có) trên tài khoản thanh toán mà chủ thẻ đã mở tại tổ chức phát hành thẻ. Thẻ ghi nợ có tất cả các chức năng của thẻ ATM như rút tiền mặt, chuyển khoản, xem số dư tài khoản, in sao kê …

Chủ thẻ cũng có thể thanh toán trực tiếp tại POS trong siêu thị, các trung tâm thương mại, thanh toán online tại các website thương mại điện tử( Tiki, Shopee, Amazon…)s

Thẻ ghi nợ ẽ được liên kết trực tiếp với tài khoản ngân hàng . Số tiền mà khách hàng được sử dụng sẽ bằng với số tiền có trong thẻ. Bạn cần nạp tiền vào tài khoản ngân hàng thì mới có thể kích hoạt sử dụng thẻ ghi nợ. Hiện nay, có 2 loại thẻ ghi nợ:

  • Thẻ ghi nợ nội địa: Thẻ chỉ có thể được dùng để thanh toán cho các sản phẩm và dịch vụ trong nước. Thẻ ghi nợ nội địa hay còn được gọi thông thường là thẻ ATM tại Việt Nam.
  • Thẻ ghi nợ quốc tế: Thẻ được sử dụng để thanh toán các sản phẩm và dịch vụ toàn cầu. Đây chính là công cụ tài chính đắc lực giúp khách hàng thường xuyên thực hiện được những giao dịch trên phạm vi quốc tế. Thẻ ghi nợ quốc tế được phát hành bởi các tổ chức uy tín như Visa, MasterCard…

Trong đó, thẻ nội địa chỉ được sử dụng phục vụ cho việc tiêu dùng trong nước. Còn thẻ quốc tế sẽ có thể được sử dụng ở cả trong nước và nước ngoài.

Phân biệt thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ

thẻ ghi nợ
Thẻ ghi nợ

Dưới đây My dịch vụ sẽ gửi đến các khách hàng cách để phân biệt thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ qua những tiêu chí so sánh cơ bản dưới đây, mong với những thông tin dưới đây có thể giúp ích phần nào cho các khách hàng và có thể đem lại được trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng khi sử dụng các dịch vụ mà ngân hàng cung cấp, cụ thể :

Tiêu chí so sánh Thẻ ghi nợ Thẻ tín dụng
Cấu tạo thẻ – Mặt trước: Có dòng chữ “Debit” kèm biểu tượng của tổ chức phát hành gồm logo ngân hàng và logo của tổ chức liên kết (Visa, Mastercard). Ngoài ra cũng có các thông tin như tên chủ thẻ, số thẻ, thời gian hiệu lực thẻ.

– Mặt sau: Có dải băng từ chứa thông tin thẻ đã được mã hóa.

– Mặt trước: Có chữ “Credit” (một số ngân hàng có thể không có) kèm theo các thông tin: Logo ngân hàng và logo thương hiệu liên kết phát hành (JCB, Visa, Mastercard), tên chủ thẻ, số thẻ, thời gian hiệu lực thẻ.

– Mặt sau: Dãy số bảo mật CVV/CVC và ô chữ ký dành cho chủ thẻ (đây là các yếu tố bảo mật nên chủ thẻ cần đặt biệt đảm bảo không để lộ).

Mức chi tiêu Nhỏ hơn hoặc bằng số tiền có trong tài khoản. – Dựa vào hạn mức ngân hàng cung cấp cho chủ thẻ.

– Khách hàng có thể tiến hành thanh toán mà không cần có tiền trong thẻ. Sau đó tới kỳ hạn thanh toán phía chủ thẻ có nhiệm vụ trả tiền lại đầy đủ cho phía ngân hàng.

Điều kiện làm thẻ Chỉ cần có chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân. Người mở thẻ phải có công việc ổn định, hồ sơ chứng minh thu nhập, Sao kê thu nhập trung bình mỗi tháng, Hợp đồng lao động, giấy tờ tài sản sở hữu….

Tham khảo thêm:

Ngày hiệu lực thẻ ATM là gì? Những lưu ý bạn cần nắm về ngày hiệu lực thẻ ATM

Share this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *