Một vài lưu ý khi quyết định mua bảo hiểm xã hội mà khách hàng cần phải biết
BHXH là một khoản đóng không còn xa lạ đối với chúng ta nữa. Vậy những đối tượng nào cần đóng BHXH? Mức đóng mỗi tháng là bao nhiêu? Cách thức đóng như thế nào? Hãy cùng chúng tôi giải đáp thắc mắc trong bài viết dưới đây nhé!
Đối tượng đóng bảo hiểm xã hội
Theo Quyết định 595/QĐ-BHXH, căn cứ vào các Điều 4, 7, 17; Các nhóm đối tượng sau đây bắt buộc phải tham gia đầy đủ các chế độ bảo hiểm như BHXH, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn lao động và các bệnh nghề nghiệp.
- Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc của người lao động không xác định thời hạn;
- Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc của người lao động có xác định thời hạn;
- Người lao động làm việc có thời hạn từ 3 tháng đến dưới 12 tháng theo hợp đồng mù vụ hoặc theo một công việc nhất định;
- Người quản lý điều hành của hợp tác xã, người quản lý của doanh nghiệp có hưởng tiền lương;
- Người sử dụng lao động: cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang, tổ chức, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ chức hợp tác nước ngoài tại Việt Nam và các doanh nghiệp, các tổ chức khác, các cá nhân có sử dụng người làm việc theo hợp đồng lao động.
Mức đóng bảo hiểm xã hội hàng tháng
Trong 2 năm từ ngày 1/1/2016 đến ngày 31/12/2017 tổng mức lương và tiền phụ cấp lương được tính là tiền lương tháng đóng bảo hiểm.
Từ ngày 1/1/2018 đến nay dựa theo khoản 2 Điều 6 Quyết định 595, có sự thay đổi trong cách tính. Tiền lương tháng đóng bảo hiểm gồm tổng mức tiền lương kèm tiền phụ cấp và các khoản bổ sung khác.
- Phụ cấp lương là các khoản dùng để bổ sung các yếu tố về điều kiện lao động, sinh hoạt, tính phức tạp trong công việc, độ thu hút lao động mà mức lương chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ như ở phụ cấp chức vụ, chức danh, nặng nhọc, độc hại.. mà trong hợp đồng lao động chưa được tính đến. Có nhiều loại phụ cấp: phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp thâm niên, phụ cấp lưu động…
- Tiền lương tháng đóng BHXH không bảo gồm các khoản phúc lợi và chế độ khác, như các khoản hộ trợ về tiền xăng xe, tiền điện thoại, chi phí đi lại, tiền thưởng, tiền ăn và các khoản hỗ trợ khác ghi trong hợp đồng lao động.
- Cùng với đó, mức bảo hiểm đóng hàng tháng tối thiểu phải bằng mức lương tối thiểu vùng đối với những người làm việc trong điều kiện lao động bình thường. Mỗi tháng, mức tiền đóng bảo hiểm tối đa bằng 20 lần một tháng tiền lương cơ sở.
Các phương thức đóng BHXH
+ Phương thức đóng hàng tháng
- Từ ngày đầu tiên đến muộn nhất là ngày cuối cùng của tháng, cơ quan sử dụng lao động theo tỉ lệ trên trích tiền đóng bảo hiểm từ quỹ lương của cơ quan và từ lương tháng của từng người lao động, chuyển cùng lúc vào tài khoản chuyên thu của cơ quan bảo hiểm xã hội mở tại ngân hàng hoặc kho bạc Nhà nước.
+ Phương thức 1 đến 2 quý đóng một lần
- Phương thức này áp dụng với doanh nghiệp, hơp tác xã, hộ kinh doanh, hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp trả lương theo sản phâm mà người lao động làm ra, theo khoản doanh thu.
- Người sử dụng lao động phải chuyển đủ tiền vào quỹ bảo hiểm xã hội muộn nhất là đến ngày cuối cùng của phương thức đóng được chọn.
+ Phương thức đóng theo địa bàn
- Trụ sở chính của đơn vị đóng bảo hiểm trên tỉnh nào thì đăng kí tham gia tại địa bàn của tỉnh đó theo quy định của bảo hiểm xã hội tỉnh. Doanh nghiệp có chi nhánh hoạt động tại tỉnh nào thì đóng bảo hiểm tại chính tỉnh đó.
Trả lời