Lịch sử tín dụng – thước đo phản ảnh mức độ uy tín của mỗi một khách hàng

Lịch sử tín dụng - thước đo phản ảnh mức độ uy tín của mỗi một khách hàng

Lịch sử tín dụng – thước đo phản ảnh mức độ uy tín của mỗi một khách hàng

Thông qua lịch sử tín dụng, mọi hệ thống ngân hàng đều có thể kiểm tra được tình trạng nợ của khách hàng hiện tại. Từ đó, họ mới tiến hàng kiểm duyệt và xem xét có cho khách hàng vay vốn hay không. Cùng tìm hiểu lịch sử tín dụng là gì? Cách thức hoạt động của nó ra sao, chúng có quan trọng không qua bài viết dưới đây.

Lịch sử tín dụng - thước đo phản ảnh mức độ uy tín của mỗi một khách hàng
Lịch sử tín dụng – thước đo phản ảnh mức độ uy tín của mỗi một khách hàng

Lịch sử tín dụng là gì?

Lịch sử tín dụng là một bảng tổng hợp chi tiết có cập nhật những thông tin lịch sử thanh toán vay tiền của một cá nhân nào đó khi họ vay vốn tại các ngân hàng, tổ chức tín dụng. Báo cáo này do CIC – Trung tâm thông tin tín dụng quản lý và kiểm soát. Lịch sử thanh toán tín dụng được tổng hợp trong vòng 12 tháng gần nhất bao gồm nhiều vấn đề như: lịch sử nợ xấu, lịch sử quan hệ với ngân hàng, nợ xấu quá hạn,…

Theo đó, chỉ cần bạn từng có thực hiện vay tiền tại các ngân hàng nhằm bất cứ mục đích nào, thì hệ thống CIC đều có ghi nhận. CIC sẽ đảm nhận thực hiện những công việc chính như: thống kê, lưu trữ, phân tích, xử lý dữ liệu và đưa ra các dự báo về tình hình tài chính tín dụng trong và ngoài nước theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Từ đó, các ngân hàng, công ty tín dụng, tài chính có thể truy cập vào đây để biết được bạn có lịch sử tín dụng như thế nào.

Giới thiệu về CIC trung tâm thông tin tín dụng

CIC là gì?

CIC là tên viết tắt của Credit Information Center. Đây là tổ chức hành chính với vai trò là một Trung tâm thông tin tín dụng. Tổ chức này trực thuộc quyền quản lý của Ngân hàng nhà nước Việt Nam.

Hiểu theo cách khác, thì CIC chính là một hệ thống thông tin về lịch sử tín dụng của khách hàng. Nghĩa là khi có một khách hàng đăng ký vay tín dụng, thì hệ thống tín dụng của ngân hàng hay công ty tài chính sẽ cập nhật thông tin lên trên hệ thống CIC. Từ đó, ngân hàng nhà nước có thể quản lý được dễ dàng những thông tin tín dụng của khách hàng.

Nhờ có CIC, ngân hàng nhà nước có thể quản lý được tình hình nợ nội địa. CIC cũng là căn cứ để đánh giá mức độ uy tín của một khách hàng bất kỳ trong hoạt động tín dụng. Khi bạn đăng ký một khoản vay tại ngân hàng, có 2 trường hợp xảy ra: Được duyệt vay hoặc không được duyệt vay. Trong trường hợp không được duyệt vay, ngoài lý do không đáp ứng đủ các điều kiện của ngân hàng, thì phần lớn đều là do lịch sử tín dụng được ghi nhận tại CIC không tốt. Khi uy tín của bạn không được đảm bảo, thì ngân hàng sẽ không có cơ sở để tin tưởng và xét duyệt khoản vay cho bạn. Do đó, bạn hãy đảm bảo tiêu dùng hợp lí và thanh toán khoản vay đúng hạn, tránh rơi vào nợ xấu.

Quy trình hoạt động của CIC

Lịch sử tín dụng - thước đo phản ảnh mức độ uy tín của mỗi một khách hàng
Lịch sử tín dụng – thước đo phản ảnh mức độ uy tín của mỗi một khách hàng

CIC hoạt động theo cách thức thống kê và cập nhật số liệu mới nhất. Khi khách hàng thực hiện khoản vay tại ngân hàng hay tổ chức tín dụng được cấp phép, thì hệ thống quản lý dữ liệu của ngân hàng/tổ chức đó sẽ cập nhật các thông tin của người vay lên cổng CIC. Từ đó, CIC thống kê, lọc dữ liệu, sàng lọc và sắp xếp thành một danh sách tín dụng cụ thể. Danh sách này sẽ được chia thành 5 nhóm sau:

  • Nhóm 1 – Đảm bảo tiêu chuẩn: Đây là những nhóm khách hàng có lịch sử vay nợ và trả nợ tốt.
  • Nhóm 2 – Dư nợ cần lưu ý: Đây là những khách hàng có trả nợ đầy đủ nhưng trễ hạn 10-90 ngày so với thời hạn quy định trong hợp đồng.
  • Nhóm 3 – Dư nợ dưới tiêu chuẩn: Danh sách này gồm những khách hàng có thời hạn dư nợ từ 90-180 ngày.
  • Nhóm 4 – Dư nợ nghi ngờ: Những khách hàng này đang có thời hạn dư nợ lên đến 181 – 360 ngày. Hiện vẫn còn nhiều khách hàng chưa thanh toán được nợ.
  • Nhóm 5 – Nguy cơ mất vốn: Trường hợp này là những khách hàng có khoản nợ bị quá hạn đã trên 360 ngày và khả năng thu hồi thấp.

CIC sẽ trả kết quả thống kê theo danh sách này. Các ngân hàng và tổ chức tín dụng sẽ tìm hiểu thông tin của khách hàng thông qua kết quả. Hoạt động 2 chiều này giúp sự liên kết giữa ngân hàng và CIC luôn đảm bảo thông suốt. Các thông tin luôn đảm bảo được cập nhật nhanh nhất.

CIC sẽ nhận được được những thông tin từ ngân hàng cung cấp về khoản vay tín chấp, thông tin người vay, tổ chức cho vay và quy trình trả nợ của các khoản vay khi có người vay vốn. Theo đó, CIC sẽ tổng hợp tất cả lại và phân bổ thành một cơ sở dữ liệu thống nhất gọi chung là lịch sử tín dụng.

Khi bạn có nhu cầu vay vốn lần tiếp theo, lịch sử tín dụng chính là cơ sở xác nhận của các ngân hàng. Họ sẽ truy cập vào hệ thống này để đánh giá uy tín của người vay rồi mới quyết định cho vay.

Trình tự lưu trữ lịch sử tín dụng

Lịch sử tín dụng của người vay được lưu trữ theo trình tự thông tin như sau:

  • Số tiền người vay còn đang nợ, mục đích vay nợ của người vay khi yêu cầu vay.
  • Tổ chức tín dụng, ngân hàng ký kết hợp đồng với người vay là ai?
  • Thời gian cụ thể người vay thỏa thuận sẽ hoàn trả lại món nợ, khoản vay này.
  • Việc thanh toán, trả nợ được tiến hành bằng những hình thức nào?
  • Người vay hiện tại đang nằm trong nhóm nợ nào từ nhóm 1 đến nhóm 5 (Nhóm 3 đến nhóm 5 được tính là nhóm nợ dưới tiêu chuẩn, nợ xấu cần chú ý).
  • Người vay đã có thế chấp tài sản gì cho khoản nợ này hay chưa? (Số tiền trả trước, tài sản có giá trị đã thế chấp,…)

Lịch sử tín dụng có sức ảnh hưởng thế nào?

Lịch sử tín dụng - thước đo phản ảnh mức độ uy tín của mỗi một khách hàng
Lịch sử tín dụng – thước đo phản ảnh mức độ uy tín của mỗi một khách hàng

Như đã đề cập, chắc hẳn bạn cũng biết vai trò của lịch sử tín dụng trong cuộc sống, nhất là trong giai đoạn cần vay vốn tín chấp ngân hàng của mỗi người. Cụ thể, lịch sử tín dụng có tầm quan trọng đặc biệt đối với mỗi cá nhân, trong đó có thể kể như sau:

  • Lịch sử tín dụng chính là cơ sở tiêu biểu và chính thức để các ngân hàng ra quyết định có cho khách hàng vay tiền nhanh hay không. Nếu lịch sử tín dụng có dính nợ xấu, nợ quá hạn, khách hàng sẽ không thể được duyệt bởi ngân hàng. Thậm chí, cơ hội vay vốn của khách hàng trên thị trường ngân hàng là rất khó khăn.
  • Dựa vào lịch sử tín dụng, nhiều nước sẽ quyết định có cấp Visa cho bạn để sang các nước đó hay không. Chẳng hạn như một số nước ở châu Âu như Đức, Pháp hoặc Mỹ,…
  • Nếu bạn có ý định xin ứng tuyển vào các vị trí trong một số tổ chức ngân hàng, thì lịch sử tín dụng của bạn bắt buộc phải sạch và tốt.

Bạn có thể xem thêm:

Có 3 cách để mỗi người kiểm tra lịch sử tín dụng của mình trên CIC, cụ thể như sau:

  • Cách 1:Bạn mang chứng minh thư hoặc căn cước công dân của mình tới các địa điểm có nhân viên cho vay tín dụng để nhờ kiểm tra. Sau khi kiểm tra, nhân viên sẽ thông báo cho bạn biết các thông tin như: Điểm tín dụng của bạn, bạn có rơi vào nhóm rủi ro hay không và tổng dư nợ hiện tại là bao nhiêu. Từ đó, bạn có thể cân nhắc xem mình có cơ hội để đăng ký vay vốn tiếp tục hay không.
  • Cách 2: Bạn truy cập trực tiếp vào trang Web của trung tâm CIC để kiểm tra lịch sử tín dụng của mình. Tuy nhiên, cách này sẽ tốn phí của bạn vì bạn phải đăng ký tài khoản thì mới xem được.
  • Cách 3: Hoặc, bạn cũng có thể đề xuất vay vốn tiêu dùng hoặc đăng ký làm thẻ tín dụng với nhân viên tín dụng. Lúc này, bạn sẽ được hỗ trợ đầy đủ thông tin về CIC từ các khoản nợ quá hạn, các khoản nợ xấu cho đến lịch sử tín dụng với các ngân hàng nào không,…

Share this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *