Sửa xe đạp và những điều cần lưu ý khi sửa xe đạp tại nhà xem ngay !
Xe đạp là phương tiện không còn xa lạ với chúng ta, với cấu tạo đơn giản của nó mà hiện nay người ta thường tự sửa xe đạp và sửa xe đạp tại nhà một cách dễ dàng. Đôi khi, bạn có thể tự sửa xe đạp vì lỗi của nó rất nhỏ. Tuy nhiên, bạn có thể sẽ mắc phải những sai lầm sau đây khi sửa xe đạp tại nhà. Đừng lo lắng và hãy cùng chúng tôi tham khảo bài viết dưới đây để khắc phục ngay tại nhà nhé !
1. Các lỗi thường gặp ở xe đạp và cách sửa chữa
Khi ta sử dụng xe đạp lâu ngày thì chắc chắn không thể tránh khỏi những lỗi hỏng hóc xảy ra, vậy bạn đã bao giờ gặp phải những lỗi đó chưa và khắc phục nó ra sao? Bạn hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm nhé.
Lỗi do xích xe chuyển động không chính xác và bị kẹt
Nguyên nhân gây ra là do sử dụng trong thời gian dài nên xích xe đã bị khô hết dầu nhờn hoặc bị bám nhiều bụi bẩn dẫn đến hiện tượng bị kẹt xích, gây khó khăn cho quá trình chuyển động của bánh răng. Trong những trường hợp quá nặng thì xích xe có thể sẽ bị long ra khỏi xe.
Cách khắc phục: Việc đầu tiên là bạn cần phải vệ sinh sách sẽ chiếc xe của mình, đặc biệt là phần xích xe. Bạn có thể sử dụng các loại dầu nhờn chuyên dụng cho xe đạp để loại bỏ triệt để những bụi bẩn bám trên xích xe. Sau đó, lau khô xích xe và dựng ở nơi thoảng mát để xích xe khô ráo. Cuối cùng bạn phải nhỏ trực tiếp mỡ nhờn vào từng mắt xích sau đó quay bàn đạp thật đều để dầu nhờn chảy xuống giữ các mắt xích và bánh răng là xong.
Lỗi do xe bám quá sát má phanh
Nguyên nhân là do bánh xe đang ở không đúng vị trí vì bị các va chạm trước đó hoặc chốt ốc của bánh xe bị lỏng và hỏng từ đó dẫn đến việc bánh xe bị lệch so với vị trí ban đầu.
Cách khắc phục: sau khi xác định được nguyên nhân bạn cần điều chỉnh bánh xe sao cho nó trở về đúng với vị trí chính giữa của trục xe rồi vặn lại thật chặt là được.
Xe bị rách xăm
Nguyên nhân của việc bị rách xăm là trên đường đi xe của bạn có thể vấp phải một miếng sứ, sành hoặc kim loại nhọn đâm vào xuyên qua lốp làm rách xăm. Mặt khác có thể là do bánh xe bị non hơi nhưng phải tải một vật quá nặng ở trên cũng dẫn đến xăm xe bị dập hoặc rách.
Cách khắc phục: nếu vết rách này không quá lớn thì bạn có thể vá lại xăm, còn nếu tình trạng rách dập quá nặng thì tốt nhất là bạn nên thay săm mới.
Xích xe phát ra tiếng động lạ
Nguyên nhân dẫn đến lỗi này là do xích bị trùng khiến nó bị sát vào phần líp và khoảng giữa 2 bên xích xe với nhau, gây nên tiếng lạch cạch khi đi xe. Hoặc do xích xe bị dính nhiều bụi bẩn và thiếu dầu nhờn.
Cách khắc phục: bạn bên kiểm tra xem xích xe có bị trùng hay không. Nếu hơi trùng thì chỉ cần tăng lên là được, còn trường hợp nó quá dài thì nên cắt bớt đi. Nếu hết dầu nhờn thì bạn phải tra dầu bổ sung nhé.
2. Những lỗi thường gặp khi sửa xe đạp tại nhà và cách khắc phục
Do cấu tạo đơn giản của xe đạp mà giờ đây người ta thường hay có thói quen sửa xe đạp tại nhà. Tuy vậy, việc sửa xe đạp tại nhà đôi khi cũng mặc phả những sai lầm mà chúng ta không để ý đến. Sau đây là một số những sai lầm thường gặp khi sửa xe đạp tại nhà.
Thao tác ở phần lốp xe
Thủng lốp xe là tình trạng có thể gặp khi ta sử dụng xe đạp. Để tháo lốp xe bạn cần dùng các thiếp bị để bẫy lốp xe. Nếu không tháo cẩn thận thì rất có thể trong quá trình thao tác bạn sẽ làm thủng lốp xe ở vị trí khác mà bạn không để ý. Ngoài ra, sau khi bạn vá xong lỗ thủng và bắt đầu gắn lại lốp xe thì cũng có thể gặp trường hợp lắp vị trí lốp bị lệch đi so với vành xe. Điều này khiến cho bạn không thể nào bơm căng lại bánh xe sau khi sửa xe đạp.
Không thay phanh xe đạp
Bộ phận phanh xe đạp rất là quan trọng, nó mang lại sự an toàn cho bạn trong quá trình bạn sử dụng xe đạp khi di chuyển. Thế nhưng lại có rất ít ai để ý đến việc thay phanh xe sau khoảng thời gian dài sử dụng nếu như bộ phận này không có dẫu hiệu bị hỏng hoặc thắng không chắc chắn. Vậy nên khi bạn sửa chữa xe đạp tại nhà hãy thường xuyên kiểm tra phanh xe và hãy đảm bảo tiêu chuẩn má phanh có độ dày ít nhất 2.5mm để đảm bảo sự an toàn khi sử dụng xe đạp.
Không điều chỉnh phanh xe phù hợp
Khi sửa chữa xe đạp tại nhà ngoài việc không thay phanh xe đạp khi bị hỏng thì hầu hết chúng ta đều ít khi điều chỉnh lại phanh xe sau khi sử dụng và bỏ qua việc điều chỉnh phanh xe sau khi thay mới hoặc sau khi sửa bánh xe đạp xong.
Không kiểm soát áp suất bánh xe
Không phải ai cũng có sẵn trang bị dụng cụ để kiểm tra áp suất bánh xe tại nhà, thiết bị này sẽ giúp bạn trong việc tự sửa xe đạp, nó kiểm tra được áp suất trong bánh xe khi bơm. Nếu bạn không kiểm tra áp suất bánh xe sau khi sửa chữa thì bánh xe của bạn sẽ có xú hướng bị mòn và có hiệu suất kém vì khi bánh xe được bơm quá căng hoặc còn quá mềm thì đều gây ra những nguy hiểm khi đạp xe.
Không giữ xe đạp sạch sẽ
Xe đạp bám đầy bụi cát sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng vận hành của xe, làm cho xe đạp của bạn không đạt được đến tốc độ di chuyển mà bạn cần thậm chí bạn phải dốc nhiều sức để đạp xe. Hơn thế nữa khi bụi bẩn bám vào trục xoay bánh xe nó sẽ ảnh hưởng đến tốc đọ của xe và có thể làm xe bạn phát ra tiếng kêu khó chịu trong lúc bạn đạp xe. Do vậy trong quá trình sửa chữa bạn hãy vệ sinh xe để loại bỏ những bụi bẩn đáng ghét để xe đạp của bạn có thể hoạt động tốt hơn nhé!
Không chăm sóc dây xích xe đạp
Xích xe đạp là bộ phận rất quan trọng nhưng hầu hết chúng lại hay bị bỏ qua trong quá trình chăm sóc, hoặc không kiểm tra bộ phận này thường xuyên. Nếu ta không điều chỉnh độ dài và tra dầu cho xích xe đạp thường xuyên sẽ dẫn đến việc các đĩa xe bị bào mòn và xuất hiện tiếng kêu khó chịu. Và có thể đến lúc phát hiện ra điều đó thì xích xe của bạn đã bị hỏng khá nặng mà không thể phục hồi. do vậy bạn hãy thường xuyên kiểm tra và tra dầu cho xích xe để nó hoạt động tốt nhất trên chặng đường di chuyển của bạn nhé !
Bôi trơn xích xe đạp chưa đúng
Các bạn có thể chưa biết nhưng việc bôi trơn xích xe đạp cũng là bí quyết để giữ được độ bền của xích xe và khai thác được tốc độ của xe. Bạn cần cân nhắc chọn dùng loại dầu ướt, dầu khô hoặc dầu sát tùy thuộc vào điều kiện thời tiết và khoảng cách di chuyển. Khi tra dầu bạn phải tra vào giữa các mắt nối sên xe chứ không phải tra lên bánh răng.
Không bảo dưỡng cốt yên xe
Cốt yên xe cũng cần được bảo quản theo định kì 3 tháng mỗi lần để tránh bị rỉ sét. Thông thường chúng ta ít khi di chuyển yên xe chính vì thế nên dễ khiến cho trục yên xe dễ bị oxy hóa vì nó có thể tiếp xúc với không khí và nước mưa bên ngoài gây ra rỉ sét từ ngoài vào trong trục xe. Do vậy ta cần kiểm tra và bôi dầu lên trục yên xe cùng với xích xe định kì nhé.
Trên đây chúng tôi đã đưa ra những lỗi sai thường mắc khi bạn sửa xe đạp. Hi vọng rằng bài viết này sẽ có thể giúp ích được cho các bạn trong việc tự sửa xe đạp và việc bảo quản xe đạp của các bạn. Nếu bạn còn có thắc mắc gì, có thể bình luận vào dưới đây cho chúng tôi biết, chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp.
Trả lời